Đôi nét về Côn Đảo

Côn Đảo còn được biết đến qua những cái tên khác nhau như Côn Sơn, Côn Lôn hay Côn Nôn, cũng có tên khác theo cách gọi của người Khmer là Koh Tralach, là một quần đảo ngoài khơi thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cách sông Hậu 45 hải lý và cách TP. Vũng Tàu 97 hải lý.

Côn Đảo cũng được biết đến với cái tên Poulo Condor thể hiện trong các văn bản tiếng Anh và tiếng Pháp. Đến năm 1977, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quyết định tên gọi chính thức là Côn Đảo, là đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, có cùng kinh độ với Thành phố Hồ Chí Minh (106°36′) và cùng vĩ độ với tỉnh Cà Mau (8°36′).

Côn Đảo có diện tích 76 km², là một quần đảo gồm 16 hòn đảo nhỏ to khác nhau

  • Côn Lôn hay Côn Sơn, Phú Hải, 51,52km²
  • Hòn Côn Lôn Nhỏ, hay Hòn Bà, Phú Sơn, 5,45km²
  • Hòn Bảy Cạnh, hay Hòn Bãi Cạnh, Phú Hòa, 5,5km²
  • Hòn Cau, hay Phú Lệ 1,8km²
  • Hòn Bông Lan, hay Bông Lang, Bông Lau, Phú Phong, 0,2km²
  • Hòn Vung, hay Phú Vinh 0,15km²
  • Hòn Ngọc, hay hòn Trọc, hòn Trai, Phú Nghĩa, 4,4km²
  • Hòn Trứng, hay hòn Đá Bạc, hòn Đá Trắng, Phú Thọ, 0,1km²
  • Hòn Tài Lớn, hay Phú Bình 0,38km²
  • Hòn Tài Nhỏ, hay Hòn Thỏ, Phú An, 0,1 km²
  • Hòn Trác Lớn, hay Phú Hưng 0,25km²
  • Hòn Trác Nhỏ, hay Phú Thịnh 0,1km²
  • Hòn Tre Lớn, hay Phú Hòa 0,75km²
  • Hòn Tre Nhỏ, hay Phú Hội, 0,25km²
  • Hòn Anh, hay Hòn Trứng Lớn
  • Hòn Em, hay Hòn Trứng Nhỏ

Nguồn gốc tên gọi: Tên Côn Đảo có nguồn gốc Mã Lai từ chữ “Pulau Kundur” nghĩa là “Hòn Bí”. Người Âu Châu phiên âm là “Poulo Condor”. Sử Việt thì gọi là “Đảo Côn Lôn” có thể cũng từ “Kundur” mà ra.

Theo dòng lịch sử: Côn Đảo nằm ở vị trí thuận lợi trên đường hàng hải nối liền Âu-Á, vì vậy Côn Đảo được người phương Tây biết đến rất sớm:

  • Năm 1294 đoàn thuyền của nhà thám hiểm người Ý Marco Polo, gồm 14 chiếc trên đường từ Trung Hoa về nước bị một cơn bão nhấn chìm mất 8 chiếc, số còn lại đã dạt vào trú tại Côn Đảo.
  • Từ thế kỷ 15-thế kỷ 16 có rất nhiều đoàn du hành của châu Âu ghé qua thăm Côn Đảo.
  • Cuối thế kỷ 17 và đầu thế kỷ 18 các nhà tư bản Anh, Pháp đã bắt đầu để ý đến các nước phương Đông. Nhiều lần các công ty của Anh, Pháp cho người tới Côn Đảo điều tra, dò xét tình hình mọi mặt với dụng ý xâm chiếm Côn Đảo.
  • Năm 1702, năm thứ 12 đời Chúa Nguyễn Phúc Chu, Công ty Đông-Ấn của Anh đổ quân lên Côn Đảo xây dựng pháo đài và cột cờ.

Sau 3 năm, ngày 3 tháng 2 năm 1705 xảy ra cuộc nổi dậy của người Mã Lai Macassar (lính đánh thuê của chính quyền Anh), đoàn quân Anh phải rời bỏ Côn Đảo.

  • Ngày 28 tháng 11 năm 1783, Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc), trong chuyến đem hoàng tử Cảnh và vương ấn của Chúa Nguyễn Ánh về Pháp, tự đứng ra đại diện cho Nguyễn Ánh để ký với Bá tước De Mantmarin, đại diện cho vua Louis XVI của Pháp, Hiệp ước Versailles. Đó là văn kiện đầu tiên của nhà Nguyễn nhượng cho Pháp chủ quyền cửa biển Đà Nẵng và quần đảo Côn Lôn. Để đổi lại Pháp giúp Nguyễn Ánh 4 tàu chiến, 1200 lính, 200 pháo thủ, 250 người lính Phi để chống lại nhà Tây Sơn.

Tương truyền, trong đợt thứ 3 bị Tây Sơn truy sát Nguyễn Ánh đã trốn ra Côn Lôn. Sống ẩn dật mấy tháng trời ở đây. Vì thế, hiện nay ở đảo Côn Sơn có một ngọn núi cao gọi là núi Chúa; Đền thờ thứ phi của Nguyễn Ánh là Hoàng Phi Yến ở làng An Hải và Miếu Cậu thờ Hoàng tử Cải con của thứ phi Hoàng Phi Yến tại làng Cỏ Ống.

  • Ngày 1 tháng 9 năm 1858, Pháp tấn công Đà Nẵng chiếm đóng bán đảo Sơn Trà, chuẩn bị đánh Huế.
  • Tháng 4 năm 1861, Pháp đánh chiếm Định Tường. Chính trong thời gian này, Pháp khẩn cấp đặt vấn đề chiếm đóng Côn Đảo vì sợ Anh chiếm mất vị trí chiến lược quan trọng này.
  • 10 giờ sáng ngày 28 tháng 11 năm 1861, Bonard (thủy sư đô đốc Pháp) hạ lệnh cho thông báo hạm Norzagaray đến xâm chiếm Côn Lôn. Trung úy Hải quân Pháp Lespès Sebastien Nicolas Joachim lập biên bản: “Tuyên cáo chủ quyền” của Pháp tại Côn Đảo.
  • Ngày 14 tháng 1 năm 1862 chiếc tàu chở hàng (Nievre) chở một số nhân viên ra đảo, họ có nhiệm vụ tìm vị trí thuận lợi dựng tạm hải đăng Côn Đảo, nhằm chống chế nếu có nước nào phản kháng hành động tuyên bố chủ quyền.

Nhà tù chính trị:

Ngày 1 tháng 2 năm 1862, Bonard ký quyết định thành lập nhà tù Côn Đảo, và từ đó biến Côn Lôn thành nơi giam giữ những người tù chính trị Việt Nam với hệ thống chuồng cọp nổi tiếng. Vì vậy dưới thời Pháp thuộc đã có câu rằng:

“Côn Nôn đi dễ khó về
Già đi bỏ xác, trai về nắm xương”

Quần đảo Côn Lôn trước khi thuộc Pháp, thuộc tỉnh Hà Tiên, sau đổi cho tỉnh Vĩnh Long quản lý.

  • Ngày 16 tháng 5 năm 1882 tổng thống Pháp Jules Grévy ký sắc lệnh công nhận quần đảo Côn Lôn là một quận của Nam Kỳ.
  • Tháng 9 năm 1954, chính quyền Ngô Đình Diệm tiếp tục chế độ nhà tù của Pháp và đổi tên quần đảo Côn Lôn thành hải đảo Côn Sơn.
  • Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh thành lập tỉnh Côn Sơn.
  • Ngày 24 tháng 4 năm 1965, Việt Nam Cộng hòa đổi tỉnh Côn Sơn thành cơ sở hành chính Côn Sơn, trực thuộc bộ Nội vụ và chức tỉnh trưởng được đổi thành Đặc phái viên hành chính.

Sau Hiệp định Paris, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu lại đổi tên quần đảo này một lần nữa là Phú Hải. Các trại tù đều được ghép thêm chữ Phú. Giai đoạn này số tù nhân lên đến 8.000 người. Với chế độ tàn bạo của nhà tù khoảng 20.000 người Việt Nam đã chết và được chôn cất tại Nghĩa trang Hàng Dương.

Hiện nay Côn Đảo là một huyện có chính quyền một cấp, thông qua các cơ quan chức năng huyện, trực tiếp đến địa bàn dân cư, không có các cấp phụ thuộc như xã, phường hay thị trấn.

Dân số tại Côn Đảo đến nay chỉ hơn 7.000 dân

Người dân Côn Đảo luôn được đánh giá là hiền lành, chất phác và rất thân thiện. Côn Đảo đã được phủ sóng điện thoại và chất lượng sử dụng rất tốt. Hiện có 3 mạng điện thoại di động phủ sóng là Vinaphone, Mobifone và Viettel. Ngoài ra còn có mạng cố định không dây của Viettel. Cuối tháng 8/2007 Côn Đảo đã kết nối Internet tốc độ cao ASDL. Côn Đảo cũng có đài phát thanh và truyền hình.

Thị trấn Côn Đảo

Nằm trên một thung lũng hình bán nguyệt ở tọa độ 106°36′10″ kinh độ Đông và 8°40′57″ vĩ độ Bắc. Cao độ trung bình khoảng 3 m so với mặt nước biển. Chiều dài từ 8 đến 10 km và chiều rộng từ 2 đến 3 km. Một mặt trông ra biển (Vịnh Đông Nam). Ba mặt còn lại vây quanh là núi, chính nơi đây tập trung toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của cả quần đảo.

Thị trấn Côn Đảo nằm giữa của sân bay Cỏ Ống và cảng Bến Đầm, là nơi tập trung dân cư, khu resort nghỉ dưỡng phục vụ du khách và các đơn vị hành chính của huyện Côn Đảo .

Côn Đảo ngày nay:

Ngày nay Côn Đảo trở thành điểm du lịch lý tưởng cho những ai muốn kham phá vẻ đẹp hoang sơ và tìm hiểu lịch sử của đất nước Việt Nam. Nơi đây, bạn có thể lang thang để cảm nhận sâu sắc về quá khứ và khám phá thế giới đại dượng với dải san hô muôn màu cùng cánh rừng nguyên sinh với hệ động thực vật phòng phú và hơn hết là để thoát ly cuộc sống ồn ào của đô thị. Từ một “địa ngục trần gian”, Côn Đảo nhanh chóng chuyển mình thành một trong những hòn đảo quyến rũ nhất hành tinh, có thể làm lạc bước chân mỗi du khách khi đặt chân đến hòn đảo xinh đẹp này.

Bệnh viện thẩm mỹ JW hàn quốc


Bệnh viện thẩm mỹ uy tín nhất tphcm


Cắt mí mắt hàn quốc đẹp


Nâng mũi s line ở đâu đẹp và an toàn


Nâng mũi s line bao lâu thì đẹp


Phẫu thuật hàm móm có nguy hiểm không


Phẫu thuật vẩu hàm trên


Điều trị khớp cắn ngược


Quy trình phẫu thuật hàm hô